Category Archives

Posts in Tin tức category.
Bán hơn nửa triệu tấn nhân điều, Việt Nam thu về 2,95 tỷ USD

10 tháng năm nay, nước ta chỉ bán hơn nửa triệu tấn nhân điều đã thu về gần 2,95 tỷ USD. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc chi lượng tiền lớn mua hạt điều nước ta. Ngành hàng này từ nhập siêu chuyển sang xuất siêu.

Trong 9 tháng năm 2023, các doanh nghiệp nước ta ồ ạt nhập khẩu điều thô về phục vụ nhu cầu chế biến, khiến ngành hàng này luôn trong tình trạng nhập siêu.

Tính đến hết tháng 10 năm nay, Việt Nam đã chi ra gần 2,93 tỷ USD để nhập khẩu khoảng 2,52 triệu tấn hạt điều. So với cùng kỳ năm ngoái, nhập khẩu điều tăng 44,8% về lượng và tăng 17,9% về giá trị.

Ở chiều ngược lại, 10 tháng năm 2023, xuất khẩu hạt điều đạt 516,9 nghìn tấn, giá trị đạt 2,95 tỷ USD. Theo đó, xuất khẩu điều tăng 21,8% về lượng và tăng 15,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. 

Như vậy, ngành điều của nước ta chính thức lấy lại vị thế xuất siêu, đạt 430 triệu USD.  

Đó là nhờ riêng trong tháng 10, nước ta xuất khẩu 64.320 tấn điều nhân, thu về 338,2 triệu USD, tăng mạnh 47,7% về lượng và tăng 37,1% về trị giá so với tháng 10/2022.

Cùng với đó, giá xuất khẩu bình quân hạt điều trong tháng 10 đạt mức 5.569 USD/tấn, tăng 2% so với tháng 9/2023.

Trong top 10 thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam, trừ Úc ghi nhận mức sụt giảm nhẹ, các thị trường còn lại đều tăng trưởng dương.

Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai khách hàng chi lượng tiền nhiều nhất để mua điều nhân của nước ta, chiếm 42,6% kim ngạch xuất khẩu của ngành này trong 10 tháng năm 2023. Cụ thể, xuất khẩu điều sang Mỹ đạt 733 triệu USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái; sang Trung Quốc đạt 522,3 triệu USD, tăng mạnh 46,6%.

Tiếp đến, xuất khẩu sang Hà Lan đạt 295 triệu USD, tăng 19,8%; sang Đức đạt 99 triệu USD, tăng 8,4%; sang Thái Lan tăng 10,2%; sang Ả rập Xê út tăng 36,1%; xuất khẩu sang Canada, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất và Anh tăng lần lượt 9,3%, 59,9% và 7,3%.

Hiệp hội Điều Việt Nam dự báo, nhiều khả năng năm 2023 ngành điều sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 3,1 tỷ USD, thậm chí còn vượt con số này. Bởi, theo yếu tố chu kỳ, hoạt động xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sẽ diễn ra sôi động trong các tháng cuối năm. Nhu cầu tiêu thụ hạt điều phục vụ cho các dịp lễ, tết sẽ tăng mạnh. (Theo Vietnamnet)

Điểm tên 10 thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam

9 tháng năm 2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 452,6 nghìn tấn, trong đó, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hà Lan, là 3 trong số 10 nhà mua điều lớn nhất của Việt Nam.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 9/2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt xấp xỉ 56,8 nghìn tấn, trị giá trên 310 triệu USD, giảm 6,3% về lượng và giảm 7,1% về trị giá so với tháng 8/2023, so với tháng 9/2022 tăng 47,6% về lượng và tăng 31,8% về trị giá.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 452,6 nghìn tấn, trị giá 2,59 tỷ USD, tăng 18,8% về lượng và tăng 13,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Tháng 9/2023, giá bình quân xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt mức 5.459 USD/tấn, giảm 0,9% so với tháng 8/2023 và giảm 10,7% so với tháng 9/2022. Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, giá bình quân xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt mức 5.722 USD/tấn, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm 2022.

10 thị trường mua hạt điều lớn nhất của Việt Nam gồm: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hà Lan, Đức, Anh, Australia, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Canada, Ả rập Xê út, Thái Lan. Thị trường truyền thống và tiềm năng đều tăng mạnh so với tháng 9/2022.

Tính đến hết tháng 9 năm 2023, trừ Australia, xuất khẩu hạt điều của nước ta sang tất cả các thị trường đều tăng trưởng mạnh. Đơn cử, xuất khẩu sang Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất tăng mạnh nhất 57,1% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu khá khiêm tốn, chỉ đạt 65 triệu USD.

Thị trường Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng 42,3%, nhưng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của nước ta sang thị trường này lên tới 433,8 triệu USD, chỉ xếp sau thị trường Hoa Kỳ.

Theo yếu tố chu kỳ, hoạt động xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sẽ diễn ra sôi động trong các tháng cuối năm. Nhu cầu tiêu thụ hạt điều phục vụ cho các dịp lễ, tết sẽ tăng mạnh. Xuất khẩu hạt điều sang thị trường Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng cao sẽ đóng góp vào tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung ngành hàng này. (Theo Báo Công thương/Ảnh: Công ty CP Trình Nguyên Phát)

Trung Quốc ồ ạt gom mua hạt điều của Việt Nam

Tháng 9, Trung Quốc chi ra số tiền gấp đôi so với tháng cùng kỳ năm ngoái ồ ạt gom mua hạt điều Việt Nam. Thị trường này trở thành khách hàng lớn của hạt điều Việt trong tháng vừa qua.

Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 9/2023, Việt Nam xuất khẩu khoảng 56,8 nghìn tấn hạt điều, thu về 310 triệu USD, tăng mạnh 47,6% về lượng và tăng 31,8% về giá trị so với tháng 9 năm ngoái.

Lũy kế 9 tháng năm nay, xuất khẩu hạt điều của nước ta đạt 452.600 tấn, trị giá 2,59 tỷ USD, tăng 18,8% về lượng và tăng 13,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Giá bình quân xuất khẩu hạt điều đạt 5.722 USD/tấn, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm 2022. 

Trong “câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD” của ngành nông nghiệp, hạt điều là mặt hàng ghi nhận mức tăng trưởng đứng thứ 3, chỉ sau ngành rau quả và gạo.

Về thị trường, trong tháng 9, xuất khẩu hạt điều sang tất cả các thị trường truyền thống và tiềm năng đều tăng mạnh 2-3 con số so với tháng 9/2022.

Theo đó, Trung Quốc vượt qua Mỹ trở thành khách hàng lớn nhất của hạt điều Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc trong tháng 9 đạt 73,2 triệu USD, tăng 107,6% so với tháng 9 năm ngoái.

Bên cạnh đó, xuất khẩu hạt điều sang Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất cũng ghi nhận mức tăng trưởng đột biến 186,4%.

Tính đến hết tháng 9 năm 2023, trừ Úc, xuất khẩu điều của nước ta sang tất cả các thị trường đều tăng trưởng mạnh. Đơn cử, xuất khẩu sang Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất tăng mạnh nhất 57,1% so với cùng kỳ năm ngoái; tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu khá khiêm tốn, chỉ đạt 65 triệu USD.

Thị trường Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng 42,3%, nhưng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của nước ta sang thị trường này lên tới 433,8 triệu USD, chỉ xếp sau thị trường Mỹ.

Theo yếu tố chu kỳ, hoạt động xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sẽ diễn ra sôi động trong các tháng cuối năm. Nhu cầu tiêu thụ hạt điều phục vụ cho các dịp lễ, tết sẽ tăng mạnh. Xuất khẩu hạt điều sang thị trường Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng cao sẽ đóng góp vào tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung ngành hàng này./. (Theo Vietnamnet/Ảnh: Internet)

Vụ nghi lừa xuất khẩu sang UAE: Đã thu hồi tiền hàng của 4 container

Từ ngày 10 đến 12/10/2023, Ngân hàng Ajman Bank (UAE) đã hoàn trả lại giá trị tiền hàng cho 4 container gồm hạt tiêu, điều và quế cho các doanh nghiệp với tổng số tiền 354.990,42 USD.

Liên quan đến vụ việc nghi lừa đảo xuất khẩu 5 container hàng nông sản gồm hồ tiêu, điều, quế và hoa hồi sang thị trường UAE, ngày 13/10, Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam thông tin đã thu hồi được tiền hàng của 4 container, số còn lại đang được xử lý.

Ngày 15/7/2023, sau khi nhận được báo cáo của một số doanh nghiệp nghi bị lừa đảo xuất khẩu 5 container gồm hồ tiêu, quế, điều và hoa hồi sang Dubai (UAE), Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam đã phối hợp cùng Hiệp hội Điều Việt Nam và các doanh nghiệp, ngân hàng, hãng chuyển phát nhanh, hãng tàu tổng hợp thông tin và báo cáo sự việc, kiến nghị lên các cơ quan Chính phủ, các bộ, ngành, Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại UAE, Đại sứ quán UAE tại Hà Nội và các cơ quan thông tấn báo chí.

Sau gần 3 tháng tích cực làm việc, với sự phối hợp giữa các bên, từ ngày 10 đến 12/10/2023, Ngân hàng Ajman Bank (UAE) đã hoàn trả lại giá trị tiền hàng cho 4 container gồm hạt tiêu, điều và quế cho các doanh nghiệp với tổng số tiền 354.990,42 USD.

Riêng container hoa hồi hiện đang lưu tại cảng Jebel Ali Dubai từ ngày 26/7/2023 thì doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục làm việc với ngân hàng Ajman Bank và yêu cầu thanh toán toàn bộ chi phí phát sinh gồm phí kho bãi, phí luật sư, chi phí đưa hàng về lại cảng đi là Hải Phòng… Ước tính phát sinh lô hàng đến thời điểm ngày 11/10/2023 là gần 70.000 USD và giá trị lô hàng là 114.639 USD.

Trước đó vào tháng 7/2023, Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam nhận được thông tin các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã ký hợp đồng bán hàng cho một công ty có trụ sở tại Dubai, UAE.

Số lượng hàng hóa bao gồm 2 container hồ tiêu, 1 container quế, 1 container hoa hồi và 1 container điều. Hợp đồng xác định bên bán sẽ giao hàng tại cảng Jebel Ali Dubai-UAE trong tháng 6 và tháng 7/2023.

Điều khoản thanh toán là nhờ thu trả tiền trao chứng từ (D/P) thông qua Ngân hàng Ajman Bank PJSC có trụ sở chính tại Ettehad Street, Next to Etisalat Building, Mushairef, Ajman, UAE, tức là bộ chứng từ xuất khẩu sẽ được ngân hàng người bán giao tới ngân hàng người mua, sau đó người mua tới ngân hàng người mua thanh toán tiền.

Sau khi ngân hàng người mua nhận đủ tiền sẽ đồng thời chuyển tiền hàng về ngân hàng người bán và giao phát bộ chứng từ xuất khẩu cho người mua để người mua tiến hành thủ tục nhập khẩu và kéo container ra khỏi cảng nhập.

Các ngân hàng Việt Nam dùng dịch vụ DHL chuyển phát bộ chứng từ gốc tới Ngân hàng Ajman Bank PJSC và nhân viên Ngân hàng Ajman Bank PJSC đã xác nhận ký nhận thành công cả 5 bộ chứng từ cho 5 container.

Tuy nhiên sau đó không rõ vì lý do gì các bộ chứng từ gốc không còn lưu tại Ngân hàng Ajman Bank PJSC nên các ngân hàng Việt Nam đã liên tục yêu cầu Ngân hàng Ajman Bank PJSC thanh toán nhưng không được thực hiện.

Khi doanh nghiệp xuất khẩu phát hiện vụ việc thì hàng đã được lấy ra khỏi cảng, không liên lạc được với người mua và công ty mua hàng cũng đã đóng cửa tại trụ sở đăng ký.

Vì vậy, các công ty đã yêu cầu ngân hàng Việt Nam gửi điện đòi Ngân hàng Ajman Bank PJSC trả lại bộ chứng từ gốc nhưng chỉ được thông báo là đã chuyển thông tin về trụ sở chính để giải quyết./.

(Theo TTXVN/Vietnam+)

Sôi động xuất khẩu hạt điều

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong tháng 9/2023 ước đạt 60 nghìn tấn, trị giá 328 triệu USD, giảm 1,0% về lượng và giảm 1,6% về trị giá so với tháng 8/2023, nhưng so với tháng 9/2022 tăng 56% về lượng và tăng 39,6% về trị giá.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt điều của nước ta ước đạt 456 nghìn tấn, trị giá 2,6 tỷ USD, tăng 19,6% về lượng và tăng 14,3% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, 9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt điều ghi nhận mức tăng trưởng 2 con số so với cùng kỳ năm ngoái. Cục Xuất nhập khẩu nhận định, theo yếu tố chu kỳ, hoạt động xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sẽ diễn ra sôi động trong các tháng cuối năm.

Xuất khẩu điều từng lập kỷ lục về giá trị vào năm 2021, với 3,63 tỷ USD. Năm 2022, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 519.782 tấn, trị giá 3,08 tỷ USD, giảm 10,3% về lượng, giảm 15,1% về giá trị so với năm 2021. Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí số 1 thế giới 16 năm liền về xuất khẩu điều nhân khi chiếm tới 80% tổng sản lượng toàn cầu.

Dự báo quý III và quý IV/2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sẽ nhích lên nhờ yếu tố chu kỳ và nhu cầu nhập khẩu từ Mỹ, EU tăng phục vụ tiêu dùng các dịp lễ cuối năm. Với kết quả xuất khẩu tăng trưởng cao, gần như chắc chắn xuất khẩu điều cả năm sẽ vượt mục tiêu 3,1 tỷ USD đề ra từ đầu năm, dự báo có thể đạt 3,3 tỷ USD, tuy vẫn chưa thể lấy lại mốc kỷ lục.

Năm 2023, Hiệp hội Điều việt Nam (Vinacas) đặt mục tiêu xuất khẩu hạt điều đạt 3,1 tỷ USD, tăng 20 triệu USD so với năm 2022. Với những kết quả đạt được cùng những triển vọng từ thị trường, dự báo mục tiêu đặt ra sẽ hoàn thành. Mặc dù vậy theo Vinacas, bên cạnh các yếu tố thuận lợi, hiện ngành điều vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Hầu hết các doanh nghiệp chế biến điều chưa chủ động được nguồn nguyên liệu; nguồn cung hạt điều thô mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% công suất chế biến của tỉnh, trong khi 70% nguyên liệu hạt điều thô phụ thuộc vào nguồn cung nhập khẩu từ Indonesia, Campuchia, châu Phi. Sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong chuỗi sản xuất-chế biến-kinh doanh chưa chặt chẽ; nhiều cơ sở chế biến điều ở quy mô siêu nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế.

Để thúc ngành điều phát triển, ông Bạch Khánh Nhựt – Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp ngành điều cần phải chuyển mạnh sang chế biến sâu với những sản phẩm đa dạng, đáp ứng các nhu cầu, thị hiếu khác nhau của “người tiêu dùng cuối cùng”.

Mặt khác, các doanh nghiệp chế biến điều cần chú trọng đầu tư phát triển vùng nguyên liệu; hỗ trợ, ký kết hợp đồng thu mua với người trồng điều, để có nguồn nguyên liệu chưa ổn định. Qua đó, giảm sự lệ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu từ nước ngoài, nâng cao sức cạnh tranh cho điều chế biến xuất khẩu của nước ta. (Theo Báo Đại Đoàn Kết/Ảnh: Internet)

Xuất khẩu điều sang Mỹ và Trung Quốc tăng trưởng hơn 30%

Kim ngạch xuất khẩu điều 8 tháng đã đạt 2,28 tỷ USD, dự báo cả năm 2023 ngành điều sẽ vượt mục tiêu 3,1 tỷ USD đề ra từ đầu năm.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tháng 8/2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong tháng 8/2023 tiếp tục ghi nhận mức cao kỷ lục mới 60,58 nghìn tấn, trị giá 333,83 triệu USD, tăng 10,8% về lượng và tăng 9,7% về trị giá so với tháng 7/2023, so với tháng 8/2022 tăng 29,2% về lượng và tăng 21,8% về trị giá.

Lũy kế 8 tháng của năm 2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt gần 395,6 nghìn tấn, trị giá 2,28 tỷ USD, tăng 15,5% về lượng và tăng 11,3% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 8 tháng năm 2023, giá xuất khẩu bình quân hạt điều của Việt Nam đạt mức 5.760 USD/tấn, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Mỹ và Trung Quốc vẫn là những khách hàng lớn nhất của hạt điều Việt Nam, hai thị trường này chiếm 41,8% tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của nước ta trong 8 tháng. Tháng 8/2023, giá trị xuất khẩu điều của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 33,8%, sang Trung Quốc tăng 37,3% so với tháng 8/2022.

Tính trong 8 tháng, xuất khẩu điều sang thị trường Mỹ đạt 102.700 tấn, trị giá 662 triệu USD – trở thành thị trường lớn nhất của xuất khẩu điều Việt Nam. Trong khi đó, xuất khẩu hạt điều sang thị trường Trung Quốc thu về gần 361 triệu USD tăng 33,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu điều sang hầu hết các thị trường chủ lực khác như Đức, Anh, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Ả rập Xê út đều tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, xuất khẩu hạt điều sang Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất và Ả rập Xê út tăng mạnh lần lượt ở mức 46,6% và 40,1% so với năm trước. Đặc biệt, xuất khẩu hạt điều sang thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất tăng 148,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Các thị trường còn lại cũng ghi nhận mức tăng trưởng hai con số.

Dự báo quý 3 và quý 4/2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sẽ nhích lên nhờ yếu tố chu kỳ và nhu cầu nhập khẩu từ Mỹ, EU tăng phục vụ tiêu dùng các dịp lễ cuối năm. Với kết quả xuất khẩu đến thời điểm này đang tăng trưởng cao, gần như chắc chắn xuất khẩu điều cả năm sẽ vượt mục tiêu 3,1 tỷ USD đề ra từ đầu năm, dự báo có thể đạt 3,3 tỷ USD, tuy nhiên chưa thể lấy lại mốc kỷ lục

Ông Bạch Khánh Nhựt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam,”Thành công của ngành điều chính là có công nghệ chế biến hiện đại, máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ ưu việt, hiệu quả, giúp tăng năng suất, tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu, giảm giá thành, đáp ứng yêu cầu của khách hàng quốc tế”.

Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố thuận lợi, hiện ngành điều vẫn đối mặt với rất nhiều thách thức. Hầu hết các doanh nghiệp chế biến điều chưa chủ động được nguồn nguyên liệu; nguồn cung hạt điều thô mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% công suất chế biến của tỉnh, trong khi 70% nguyên liệu hạt điều thô phụ thuộc vào nguồn cung nhập khẩu từ Indonesia, Campuchia, châu Phi. Sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong chuỗi sản xuất-chế biến-kinh doanh chưa chặt chẽ; nhiều cơ sở chế biến điều ở quy mô siêu nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế.

Theo ông Nhựt, các doanh nghiệp ngành điều, cần phải chuyển mạnh sang chế biến sâu với những sản phẩm đa dạng, đáp ứng các nhu cầu, thị hiếu khác nhau của “người tiêu dùng cuối cùng”.

Mặt khác, các doanh nghiệp chế biến điều cần chú trọng đầu tư phát triển vùng nguyên liệu; hỗ trợ, ký kết hợp đồng thu mua với người trồng điều, để có nguồn nguyên liệu ổn định, giảm sự lệ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu từ nước ngoài./. (Theo VnEconomy)

Nhu cầu thay đổi, xuất khẩu cà phê chế biến được giá

Nhu cầu của các thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới là đang ưu tiên cà phê chế biến. Đây là xu hướng bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn tăng xuất khẩu cà phê.

Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm 2023, Tổng cục Thống kê ước tính xuất khẩu cà phê trong tháng 9 của Việt Nam đạt 65.000 tấn, giảm mạnh 32,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính lũy kế 9 tháng đầu năm khối lượng xuất đi thấp hơn 7,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Lượng giảm, nhu cầu tăng, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam hiện đã đạt mức kỷ lục. Giá cà phê xuất khẩu trung bình trong nửa đầu tháng 9/2023 tiếp tục tăng, đạt 3.151 USD/tấn, tăng 6,3% so với nửa đầu tháng 8/2023 và 32,1% so với cùng kỳ, là mức giá rất cao trong nhiều năm trở lại đây.

Trong khi đó, giá Arabica tiếp tục suy yếu trong tuần thứ hai liên tiếp với mức giảm 3,3% so với tham chiếu. Triển vọng nguồn cung tích cực tại Brazil kết hợp cùng nhu cầu bán hàng gia tăng của nông dân nước này đã gây sức ép lên giá.

Sự trái chiều trong quyết định điều hành chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương Brazil (BCB) đã khiến tỷ giá USD/Brazil Real tăng gần 2% trong tuần qua. Chênh lệch tỷ giá ngày càng nới lỏng đã kích thích nhu cầu bán cà phê từ nông dân Brazil do thu về nhiều nội tệ hơn.

Xuất khẩu cà phê Sumatra Robusta trong tháng 8 của Indonesia đạt 16.166 tấn, giảm gần 55,5% so với mức 36.313 tấn được vận chuyển trong cùng kỳ năm trước, dữ liệu từ chính phủ nước này.

Hiện nay xu hướng sử dụng cà phê trên thế giới là ưu tiên cho cà phê chất lượng cao. Hiện nay những nhà nhập khẩu cà phê lớn nhất của nước ta như Hoa Kỳ và EU đang có sự chuyển dịch từ nhập khẩu cà phê Robusta dạng hạt sang cà phê đã qua chế biến. Trong đó, Hoa Kỳ ngày càng nhập khẩu nhiều cà phê Arabica hơn; giảm dần nhập khẩu cà phê Robusta, từ mức 6,1 triệu bao (366.000 tấn) trong niên vụ 2011/2012 xuống còn 3,6 triệu bao trong niên vụ 2020/2021. Cùng với đó, tỷ trọng nhập khẩu cà phê qua chế biến tăng từ 3,1% trong niên vụ 2018/2019 lên 6,4% trong ước tính niên vụ 2023/2024.

Còn theo số liệu thống kê từ Liên đoàn Cà phê châu Âu (ECF), tại EU, tỷ lệ cà phê qua chế biến cũng tăng từ 2,3% trong năm 2017 lên 5,5% tổng sản phẩm cà phê được nhập khẩu vào năm 2021.

Để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao giá trị cho cà phê của Việt Nam, ngay từ cuối năm 2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 5499/QĐ-BNN-CB phê duyệt quy hoạch hệ thống chế biến, bảo quản cà phê gắn với sản xuất và xuất khẩu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, Việt Nam sẽ ưu tiên đầu tư các cơ sở chế biến sâu, để gia tăng giá trị sản phẩm cà phê và hướng tới phát triển bền vững. Cụ thể, đến năm 2030, cà phê nhân chỉ còn chiếm 55-70% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê, còn lại là cà phê đã qua chế biến. (Theo Báo Công thương/Ảnh: Internet)

Điều nhân được đề nghị đưa ra khỏi danh mục kiểm dịch thực vật

Ông Lê Sơn Hà, Trưởng Phòng Kiểm dịch thực vật, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cho biết, sẽ kiến nghị lên Bộ NN-PTNT đưa mặt hàng này ra khỏi danh mục kiểm dịch thực vật, vì nguy cơ gần như không có.

Tại cuộc họp phổ biến các quy định pháp luật về kiểm dịch thực vật xuất nhập khẩu do Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) tổ chức ở TPHCM mới đây, ghi nhận phản ánh của Hội Điều Bình Phước trước đó về vướng mắc, gây khó khăn cho doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nhân điều, ông Lê Sơn Hà, Trưởng Phòng Kiểm dịch thực vật (KDTV) cho biết, sẽ kiến nghị lên Bộ NN-PTNT đưa mặt hàng này ra khỏi danh mục KDTV, vì nguy cơ gần như không có.

Trước đó, ông Vũ Thái Sơn, Chủ tịch Hội Điều Bình Phước cho biết, trong quá trình chế biến, nhân hạt điều đã được làm chín rất kỹ. Điều thô được hấp ở nhiệt độ trên 100 độ C, trên 30 phút. Nhân điều có vỏ lụa tiếp tục được sấy ở nhiệt độ từ 70-80 độ C trong 18 tiếng. Nhân hạt điều trước khi đóng gói được xử lý hun trùng, sau đó được đóng gói chân không, bảo quản trong 24 tháng.

Các quốc gia như Hoa Kỳ, Úc dù quy định KDTV rất nghiêm ngặt với các sản phẩm nguồn gốc thực vật nhập khẩu, cũng chỉ kiểm tra hạt điều từ Việt Nam với xác suất chưa đến 1%. Bởi vì, họ coi hạt điều như là thực phẩm đã được làm chín.

Ngoài ra, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) cũng giải thích và hướng dẫn các doanh nghiệp (DN) về một số vướng mắc trong việc xác định nguồn gốc hạt giống nhập khẩu từ nước thứ ba, về việc nhập khẩu bột mỳ, về chữ ký điện tử…

Theo đại diện Cục BVTV, để cấp Giấy chứng nhận KDTV xuất khẩu hoặc tái xuất, cần kiểm tra tính hiệu lực mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, và kiểm tra việc đảm bảo tuân thủ các điều kiện để được cấp. Đây là yêu cầu bắt buộc của các thị trường nhập khẩu và thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo tuân thủ quy định về KDTV, an toàn thực phẩm cũng như truy xuất nguồn gốc.

Với việc KDTV nhập khẩu, DN cần nắm quy định, thủ tục, hoạt động kiểm tra về an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu; cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật quá cảnh… đang được thực hiện tại các Chi cục KDTV vùng (thuộc Cục BVTV).

Hiện nay, yêu cầu đòi hỏi đẩy mạnh xúc tiến mở cửa thị trường, tạo điều kiện thuận lợi trong thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, việc KDTV vừa phải đơn giản hóa thủ tục, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật của Việt Nam nhưng cũng phải đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, vừa phải nâng cao giá trị, chất lượng và uy tín hàng hóa nông sản của Việt Nam, tuân thủ các cam kết tại Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) của WTO và các hiệp định thương mại FTA mà Việt Nam đã ký.

Theo đại diện Cục BVTV, để cấp Giấy chứng nhận KDTV xuất khẩu hoặc tái xuất, cần kiểm tra tính hiệu lực mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, và kiểm tra việc đảm bảo tuân thủ các điều kiện để được cấp. Nhất là các sản phẩm rau củ quả tươi như thanh long, nhãn, vải, xoài, chôm chôm, vú sữa, chanh, bưởi, măng cụt, dưa hấu, mít, chuối, thạch đen và khoai lang xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Thái Lan, Ả rập xê út… Đây là yêu cầu bắt buộc của các thị trường nhập khẩu và thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo tuân thủ quy định về KDTV, an toàn thực phẩm cũng như truy xuất nguồn gốc.

Với việc KDTV nhập khẩu, DN cần nắm quy định, thủ tục, hoạt động kiểm tra về an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu; cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật quá cảnh… đang được thực hiện tại các Chi cục KDTV vùng (thuộc Cục BVTV).

Ông Đặng Văn Hoàng, Chi Cục trưởng Chi cục KDTV vùng 2 cho biết, cuộc họp nhằm minh bạch hóa các quy định, thủ tục hành chính, cũng như đồng hành cùng các DN khi thực hiện các quy định về KDTV xuất nhập khẩu một cách hiệu quả. Các DN cần nắm rõ quy định trong nước cũng như cập nhật những thay đổi các quốc gia nhập khẩu từ đối tác để không vi phạm, gây thiệt hại quyền lợi DN cũng như hình ảnh các mặt hàng nông sản Việt Nam. (Theo Báo Sài Gòn Giải Phóng/Ảnh: Công ty CP Trình Nguyên Phát)

Xuất khẩu điều kỳ vọng sức bật mạnh hơn vào cuối năm

Xuất khẩu điều đang có sự tăng trưởng mạnh; nhập khẩu điều về chế biến xuất khẩu cũng tăng trưởng không kém.

Số liệu từ Hiệp hội Điều Việt Nam cho thấy, tháng 8 xuất khẩu điều nhân đạt gần 64.000 tấn với giá trị đạt gần 343,4 triệu USD, tăng trên 38% về lượng và gần 32% về giá trị. Mức tăng trưởng rất cao nhưng vẫn thấp hơn tháng 2/2023 (gần 39%).

Như vậy, 8 tháng năm 2023, xuất khẩu điều đạt gần 400.000 tấn với giá trị 2,256 tỷ USD, tăng gần 16% về lượng và gần 13% về giá trị. Thị trường xuất khẩu điều chính của Việt Nam là Mỹ chiếm trên 21% thị phần; tiếp đến là Trung Quốc với trên 95%…

Về nhập khẩu, tháng 8 nhập khẩu điều thô đạt 367.281 tấn với giá trị đạt 370,4 triệu USD, tăng trên 87% về lượng và trên 48% về giá trị. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong những tháng gần đây nhưng vẫn thấp hơn tháng 2/2023 (gần 88%).

Qua 8 tháng, nhập khẩu điều thô cũng đạt gần 2,18 triệu tấn, tăng trên 34%, với giá trị trên 2,56 tỷ USD, tăng gần 14%. Thị trường nhập khẩu điều thô chủ yếu từ Bờ Biển Ngà (trên 28,4%), Campuchia (gần 28%)…

So với kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 của Hiệp hội Điều Việt Nam thì lượng nhập khẩu điều thô trên đã vượt trên 21%. Đó còn chưa kể lượng điều nhân được nhập khẩu. Qua 8 tháng, Việt Nam cũng nhập khẩu trên 69.300 tấn điều nhân, tăng 35,7%, với giá trị gần 391,5 triệu USD. Tỷ trọng điều thô nhập khẩu đang chiếm trên 88%, còn điều nhân gần 12%.

Nói về những con số trên, ông Đặng Hoàng Giang, Tổng Thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết, việc nhập khẩu điều tăng mạnh vừa qua thường là nhập khẩu nguyên liệu cho cả năm với vòng quay sản xuất từ 1 – 1,5 năm. Do điều có mùa vụ nên doanh nghiệp phải nhập khẩu điều về sẵn để chế biến.

Bên cạnh đó, việc nhập khẩu tăng, một phần do sản lượng trong nước hạn chế. Cây điều ngày càng bị cạnh tranh mạnh bởi các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn như sầu riêng, cà phê…
Khi nguồn cung trong nước thấp, doanh nghiệp phải đi nhập khẩu từ châu Phi, Campuchia…

Theo ông Đặng Hoàng Giang, việc nhập khẩu nhiều điều thô chưa hẳn đã xấu. Bởi, Việt Nam có công nghệ chế biến tốt, làm được sản phẩm giá trị gia tăng. Qua đó tạo được việc làm cho người lao động.

“Nhập khẩu điều thô không phải là vấn đề lớn, nhưng với điều nhân thì đây là sản phẩm nước ngoài đã chế biến. Khi nhập khẩu điều nhân sẽ tạo ra ít giá trị cho ngành điều, ngược lại tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường”, ông Giang cho hay.

Ông Đặng Hoàng Giang cho biết, trước đây ngành điều có tính chất chu kỳ như cao điểm xuất khẩu thường quý III và quý IV. Thị trường Mỹ và EU thường mua mạnh trong quý III và nửa đầu quý IV. Với khu vực Đông Bắc Á, châu Á sẽ kéo dài đến đầu quý I năm sau.

Cuối năm người tiêu dùng thường sẽ chi tiêu dùng nhiều hơn dù kinh tế có khó khăn. Do đó, ngành hàng điều kỳ vọng xuất khẩu sẽ tăng mạnh hơn nữa vào những tháng cuối năm, Hiệp hội Điều Việt Nam cho hay./. (Theo TTXVN)

Việt Nam đang là nguồn cung hạt điều lớn nhất cho Mỹ

7 tháng đã thu 1 tỷ USD, xuất khẩu điều được dự báo sẽ tăng nhờ yếu tố chu kỳ và nhu cầu nhập khẩu từ Mỹ, EU đang tăng trở lại.

Theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại quốc tế, 6 tháng đầu năm 2023, Mỹ nhập khẩu 64.000 tấn hạt điều từ thế giới, trị giá 335,99 triệu USD.

Đáng chú ý, thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ trong 6 tháng năm 2023 đạt 87,17% (giảm nhẹ so với mức 91,61% của cùng kỳ năm 2022), đạt 55.830 tấn, trị giá 317,85 triệu USD.

Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tháng 7/2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 54.670 tấn, trị giá gần 304,4 triệu USD, so với tháng 7/2022 tăng 19,2% về lượng và tăng 12,8% về trị giá. Tính chung 7 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 334.870 tấn, trị giá 1,94 tỷ USD, tăng 13,3% về lượng và tăng 9,7% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Hạt điều là một trong những sản phẩm nông sản có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD sau 7 tháng năm 2023.

Việt Nam hiện đang cung cấp khoảng 89 – 90% hạt điều trong tổng số lượng nhập khẩu loại hạt này của Mỹ, là nguồn cung lớn nhất và không thể thay thế hạt điều cho Mỹ. Xuất khẩu điều được dự báo sẽ tăng nhờ yếu tố chu kỳ và nhu cầu nhập khẩu từ Mỹ, EU đang tăng trở lại. Hiện các nhà máy sản xuất trong nước ký đã được nhiều đơn hàng mới.

Theo Reuters, nhu cầu tiêu thụ hạt điều toàn cầu đạt 9,94 tỷ USD năm 2018 và dự kiến đạt 13,48 tỷ USD năm 2024, với tốc độ tăng trưởng bình quân 5,2% trong giai đoạn 2018 – 2024.  Nhận định này dựa trên nhu cầu ngày càng tăng của thị trường đối với các món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe, trong đó có nhu cầu ngày càng tăng từ Liên minh châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, và sự gia tăng của các cơ sở chế biến lớn ở châu Phi. (Theo Báo Dân Việt/Ảnh: Báo Bình Phước)

error: Nội dung và bản quyền thuộc về CTY Cổ Phần Trình Nguyên Phát !!!